Bạn cần xin visa Ý nhằm mục đích du lịch, thăm thân hay đi công tác. Bạn chưa rõ về những hồ sơ cần chuẩn bị, quy trình hồ sơ và thủ tục xin thị thực Ý? Hãy khám phá ngay hướng dẫn cách xin Visa Ý và các thủ tục chi tiết nhất cùng Papo visa trong bài viết dưới đây nhé!
Chúng tôi đang là đơn vị hàng đầu tại TPHCM chuyên cung cấp dịch vụ visa như:
- Dịch vụ làm visa Ý
- Dịch vụ làm visa du lịch Ý
- Dịch vụ làm visa Ý thăm thân
1. Định nghĩa Visa Ý là gì?
Visa Ý hay còn được hiểu là thị thực Ý. Đây là loại visa ngắn hạn hoặc dài hạn dành cho những công dân nước ngoài, có nhu cầu đi tới Ý với các nhu cầu như:
- Tham quan
- Du học
- Du lịch
- Công tác
- Thăm thân
- Hoặc định cư tại Ý
Tương tự như Đức, Ý cũng là một trong những quốc gia thuộc khối Schengen. Do vậy, khi được duyệt và cấp visa Ý, bạn sẽ có quyền tự do di chuyển tới 26 quốc gia trong khối Schengen và Ý. Để được cấp thị thực Ý bạn cần đảm bảo các thủ tục xin visa Ý đều được hoàn tất trước khi nộp online.
2. Thời hạn Visa Ý là bao lâu?
Thời gian của Visa Ý sẽ phụ thuộc vào mục đích, thời gian, địa điểm khi đi tới ý của bạn. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn sử dụng thị thực Ý nhằm mục đích thăm thân thì hiệu lực lưu trú sẽ khác với người sử dụng thị thực nhằm mục đích du học hay công tác dài hạn, có nhu cầu lưu trú dài hạn tại đây.
Cụ thể, khi bạn xin thị thực Ý với mục đích du lịch thì thời gian lưu trú tối đa lên đến 90 ngày trong mỗi chu kỳ cấp 180 ngày. Ngược lại, khi sở hữu visa dài hạn bạn có thể lưu trú tại lãnh thổ quốc gia Ý với thời gian trên 90 ngày. Nhưng bạn sẽ cần nhập cảnh Ý trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp.
Thế nên, khi bạn là công dân Việt Nam có nhu cầu du lịch tới Châu Âu, bạn có thể tham khảo làm thủ tục visa du lịch như: Du lịch Ý hoặc visa Ý. Vì thời gian thị thực cho phép lưu trú lên đến 90 ngày.
3. Có bao nhiêu loại Visa Ý?
Tương tự như Đức cũng như các quốc gia trong khối Schengen, Ý cung cấp 3 loại visa chính cho người nước ngoài và công dân Việt Nam, bao gồm:
- Visa Schengen (Loại A): Thị thực quá cảnh (transit không dành cho công dân Việt Nam)
- Visa Schengen (Loại C): Thị thực du lịch
- Visa Schengen (Loại D): Thị thực dài hạn dành cho người làm việc và du học tại các nước này
VISA Ý NGẮN HẠN LOẠI C
Visa Ý Loại C hay còn được gọi là Visa ngắn hạn được cấp cho thời gian lưu trú ngắn hạn (tối đa 90 ngày) với các mục đích sau:
- Visa Ý quá cảnh
- Visa Ý công tác
- Visa thăm thân Ý
- Visa du lịch Ý
- Visa Ý vì đi theo lời mời dự hội nghị hội thảo
- Visa Ý công tác cho đoàn thăm chính thức của Chính phủ
- Visa Ý vì mục đích khám chữa bệnh
VISA Ý DÀI HẠN LOẠI D
Visa Ý Loại D là Visa dài hạn, cho phép lưu trú dài hạn trên lãnh thổ của nước cấp visa. Nhóm thị thực này thường phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu đến sống, học tập, làm việc tại Ý trong thời gian dài. Visa loại này được cấp với những mục đích sau:
- Người có ý định du học Ý, đã có chứng chỉ, chứng nhận hoặc thư mời nhập học không kèm theo yêu cầu của một trường được phép đào tạo sinh viên quốc tế tại Ý.
- Người muốn du học nghề tại Ý. Trường hợp bạn muốn học một khóa tiếng Ý trước khi học nghề thì cũng có thể xin visa này.
- Người muốn được công nhận trình độ nghề nghiệp đào tạo tại nước ngoài (Ý).
- Người muốn làm việc tại Ý. Để xin loại visa này thì người lao động buộc phải có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo đại học.
4. Visa Ý cấp cho đối tượng nào?
Tại Việt Nam, để xin thành công visa Ý bạn cần thoả mãn các điều kiện sau:
- Đương đơn hiện đang là công dân Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang cư trú bên ngoài nước Ý..
- Đương đơn hiện đang có nhu cầu đến Ý để du lịch, thăm thân, công việc, học tập các khoá học dưới 3 tháng.
- Đáp ứng tốt các chỉ tiêu yêu cầu về sức khỏe.
- Có nhân phẩm tốt tại địa phương, nước sở tại, không có lưu dấu bất kỳ án tích, tiền án tiền sự nào.
- Chưa từng vi phạm luật xuất nhập cảnh của bất kỳ quốc gia nào (bao gồm cả Ý).
5. Thủ tục xin visa Ý cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Mặc dù bạn có nhu cầu nhập cảnh Ý với mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dù là nhu cầu xin visa Ý để du lịch, du học, công tác hay thăm thân, bạn cũng sẽ cần thực hiện đầy đủ các bước hồ sơ (Checklist italy visa – vietnam) xin thị thực đúng quy trình, thủ tục như sau:
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ HỒ SƠ CÁ NHÂN
- Đơn xin cấp visa đi Ý Online mới nhất
- 1 ảnh thẻ sinh trác học 45 x 35mm theo mẫu này (chụp rõ mặt trong vòng không từ 3 đến không quá 6 tháng).
- Hộ chiếu bản gốc có chữ kí cá nhân, với trường hợp xin visa ngắn hạn, hộ chiếu của bạn phải còn hạn ít nhất 3 tháng tính từ ngày xuất cảnh khỏi lãnh thổ nước Ý và hộ chiếu phải còn ít nhất 2 trang trắng để dán visa.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/ gia đình như: độc thân, ly hôn, kết hôn,
- Bản sao công chứng (hoặc bản scan có màu) sổ hộ khẩu, sơ yếu lí lịch, chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước photo cả 2 mặt. Tham khảo thêm về quy trình xác thực
- Giấy khai sinh của con (nếu đi cùng con nhỏ, chưa có chứng minh nhân dân);
Xin Visa Ý mục đích du lịch thăm thân, bạn bè cần bổ sung:
- Thư mời theo mẫu của Đại sứ quán (ĐSQ) bản chính
- Passport người mời
- Giấy tờ xác minh nơi ở, công việc, và tài chính của người mời
Xin visa Ý mục đích công tác bổ sung
- Thư mời công tác bản chính
- Bản photo Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân người mời
- Giấy đăng ký kinh doanh của công ty Ý
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa hai công ty (hợp đồng, thư từ,…)
BƯỚC 2: CHUẨN BỊ HỒ SƠ CHỨNG MINH CÔNG VIỆC
- Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời gian làm việc,
- Sao kê thông tin tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm),
- Giấy xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương),
- Sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm sổ hưu trí nếu đã nghỉ hưu)
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh và sao kê thuế 6 tháng gần nhất ( đối với chủ doanh nghiệp)
- Đối với học sinh – sinh viên cần xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn (Đương đơn) đang theo học tại đó và cung cấp bằng chứng về thẻ học sinh, sinh viên.
BƯỚC 3: CHUẨN BỊ HỒ SƠ CHỨNG MINH TÀI CHÍNH – TÀI SẢN
- Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần đây;
- Những giấy tờ khác nếu có (xác nhận chuyển tiền, thẻ tín dụng, thu nhập thường xuyên từ tài sản);
- Thông báo về việc tài trợ chuyến du lịch tại Ý xem tại đây
BƯỚC 4: HỒ SƠ TRẺ EM DƯỚI 18 TUỔI (KHÔNG ĐI CÙNG VỚI BỐ HOẶC MẸ)
- 1 bản gốc Đơn đồng thuận của người không đi cùng;
- Sao y công chứng Hộ chiếu, CMTND hoặc thẻ căn cước của người không đi cùng;
BƯỚC 5: CHUẨN BỊ GIẤY TỜ CHỨNG MINH KẾ HOẠCH DU LỊCH Ý ĐỂ XIN VISA
- Chứng minh quan hệ họ hàng (ví dụ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn); hoặc
- Tuyên bố bằng văn bản của người mời, nếu không có quan hệ họ hàng; và
- Photo hộ chiếu của người bên Ý định sang thăm;
- Photo giấy phép lưu trú hiện tại ở Ý của người mời (nếu người mời không mang quốc tịch Ý);
- Xác nhận đặt chỗ ở hoặc Giấy mời có ghi rõ địa chỉ lưu trú của người mời;
- Xác nhận booking vé máy bay;
- Bảo hiểm chuyến đi;
- Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc (Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR)
6. Hướng dẫn cách nộp hồ sơ visa Ý online
Để nộp hồ sơ xin visa Ý online, bạn cần thực hiện đầy đủ 8 bước dưới đây để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầy đủ nhất, cụ thể:
Bước 1: Vào trang web khai form visa Ý online
Truy cập vào link đăng ký tại đây. Chọn ngôn ngữ bạn muốn hiển thị ở góc trên bên phải như hình minh họa bên dưới
Tiếp theo ,bạn bấm chọn “Proceed to online form” để bắt đầu khai thông tin.
Bước 2: Applicant/General information – Thông tin cá nhân
Tại mục này, bạn kê khai thông tin chính xác theo yêu cầu trong form, bao gồm:
- Surname: Họ
- Surname at birth: Họ đầu tiên (nếu có)
- Name: Tên
- Date of birth: Ngày sinh (năm-tháng-ngày)
- Place of birth: Nơi sinh
- Country of birth: Quốc gia nơi sinh ra
- Current nationality: Quốc tịch hiện tại
- Nationality at birth, if different: Quốc tịch đầu tiên khi mới sinh (nếu khác với hiện tại)
- Sex: Giới tính. Male: Nam; Female: Nữ; Unspecified: Không xác định
- Marital status:
- Married: Đã kết hôn
- Separated: Ly thân
- Divorced: Ly hôn
- Widowed: Chồng/vợ đã mất
- Single: Độc thân
Employer / Educational estabilishment (if applicable): Thông tin cơ quan công tác / trường học (nếu có)
Current occupation: Công việc hiện tại. Bạn chọn đúng ngành nghề của mình trong danh sách. Ví dụ là nhân viên thì chọn “EMPLOYEES”
- Employer/Educational estabilishment: Tên công ty/trường học
- Address: Địa chỉ
- Postal code: Mã bưu chính của Việt Nam
- City: Thành phố
- Country: Quốc gia
- Phone: Số điện thoại
- Fax: Số fax
- Email: Địa chỉ email
Nút “Save Data”: khi bạn muốn lưu tạm thời những thông tin đã khai trên hệ thống vào máy tính. Nút “Load Data”: để tải lên lại những thông tin đã khai lần trước mà có lưu về trong máy
Chọn “Next” để tiếp tục khai thông tin trang kế tiếp. Hoặc “Previous” để trở lại trang trước
Bước 3: Home address – Thông tin nơi ở
Residence in a country other than the country of current nationality: Hiện cư trú ở một nước khác với nước có quốc tịch
– No: Không
– Yes: Có. Trường hợp nếu trả lời “Yes” ở câu trên thì cung cấp thêm thông tin:
- Residence permit or equivalent: Nếu có Giấy phép cư trú tại nước đó thì ghi “Residence permit” hay bằng giấy tờ nào khác tương đương thì ghi rõ.
- Number: Số hiệu visa / giấy phép cư trú
- Valid until: Ngày hết hạn
Applicant’s home address: Thông tin nơi thường trú
- Address: Địa chỉ
- Postal Code: Mã bưu điện
- City: Thành phố
- Country: Quốc gia
- Phone: Điện thoại
- Fax: Số fax
- Email: Địa chỉ mail
Chọn “Next” để tiếp tục khai thông tin trang kế tiếp. Hoặc “Previous” để trở lại trang trước
Bước 4: Parental authority/ legal guardian – Thông tin ba mẹ/người giám hộ hợp pháp
Mục này chỉ dành cho trường hợp đương đơn là trẻ em dưới 18 tuổi. Đương đơn trên 18 tuổi thì bỏ qua bước này, bấm chọn “Next”
- Surname of parental authority/legal guardian: Họ
- First name of parental authority/legal guardian: Tên
- Address (if different from the applicant’s): Địa chỉ (ghi ra nếu khác với địa chỉ của trẻ)
- Nationality of parental authority/legal guardian: Quốc tịch
- Postal Code: Mã bưu điện
- City: Thành phố
- Country: Quốc gia
- Phone: Điện thoại
- Fax: Số fax
- Email: Địa chỉ mail
Chọn “Next” để tiếp tục khai thông tin trang kế tiếp. Hoặc “Previous” để trở lại trang trước
Bước 5: Travel documents – Giấy tờ thông hành (Hộ chiếu)
Travel documents (tài liệu chuyến đi)
- Country of issue: Quốc gia cấp
- Document type: Loại hộ chiếu. Chọn “Ordinary passport” – hộ chiếu phổ thông
- Number of travel document: Số hộ chiếu
- Date of issue: Ngày cấp
- Expiry date: Ngày hết hạn
- National Identity Number, where applicable: Số chứng minh thư (nếu có)
Chọn “Next” để tiếp tục khai thông tin trang kế tiếp. Hoặc “Previous” để trở lại trang trước
Bước 6: Travel information – Thông tin chuyến đi
Member State of first entry: Nước nhập cảnh đầu tiên (không tính nước quá cảnh)
Main purpose of the journey: Mục đích chính của chuyến đi
- Tourism: Du lịch
- Culture: Giao lưu văn hóa
- Health Reasons: Trị bệnh
- Airport transit: Quá cảnh sân bay
- Business: Công tác
- Sport: Thể thao
- Study: Du học
- Visit family or friends: Thăm thân, bạn bè
- Offcial visit: Chuyến thăm ngoại giao
- Transit: Quá cảnh
- Of other type: Mục đích khác
Other purpose(s) of the journey: Chọn mục đích khác của chuyến đi Ý (nếu có)
Member State(s) of destination: Những nước thành viên bạn dự định ghé thăm trong chuyến đi. Nếu chỉ đi mỗi Ý thì chọn “ITA-ITALY”
Number of entries required: Số lần nhập cảnh yêu cầu
- One: Một lần
- Two: Hai lần
- Multiple: Nhiều lần
Duration of the intended stay or transit. Indicate the number of days: Thời gian dự định ở lại/quá cảnh. Ghi số ngày
Schengen visas issued during the last three years: Đã có visa Schengen trong vòng 3 năm trở lại
- No: Không
- Yes: Có. Nếu tích chọn có thì ghi thêm thời hạn của visa Schengen cũ.
Date(s) of validity from (có hạn từ) “ngày-tháng-năm” to (đến) “ngày-tháng-năm”
Fingerprints collected previously for the purpose of applying for a Schengen visa. Đã từng lấy dấu vân tay cho lần visa Schengen trước. Nếu bạn chưa có dấu sinh trắc hãy đặt lịch hẹn tại VFS Global Ý để lấy dấu.
- No: Không
- Yes: Có. Nếu nhớ được ngày lấy dấu vân tay trước đó thì ghi vào, không nhớ thì bạn có thể để trống
Entry permit for the final country of destination, where applicable. Giấy tờ nhập cảnh vào nước cuối cùng của hành trình, nếu có:
- Nếu trong chuyến đi bạn chỉ tới Ý/các nước Schengen/nước miễn visa thì bỏ qua câu này
- Nếu trong chuyến đi, nước cuối cùng bạn bay sang có yêu cầu visa (giấy tờ nhập cảnh khác) thì cung cấp thêm thông tin:
- Issued by: Cơ quan cấp visa
- Valid from: Ngày cấp
- Date(s) of validity to: Ngày đến hạn
Intended date of arrival in the Schengen area: Ngày dự định đi Ý (khu vực Schengen)
Schengen departure date: Ngày dự định về
Chọn “Next” để tiếp tục khai thông tin trang kế tiếp. Hoặc “Previous” để trở lại trang trước
Bước 7: Sponsor – Người bảo lãnh
Inviting type: Dạng mời
Hotel/temporary accommodation: Nếu bạn đi tự túc không người bảo lãnh thì chọn mục này, cung cấp thông tin liên hệ khách sạn sẽ ở: Tên khách sạn, địa chỉ, mã bưu điện tại Ý, tỉnh thành, điện thoại, fax, email
Person: Có người bảo lãnh là một cá nhân. Cung cấp thông tin người bảo lãnh: Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, mã bưu điện ở Ý, tỉnh thành, điện thoại, fax, email
Invitation: Nếu nhận được lời mời từ một tổ chức. Cung cấp thêm thông tin: Tên tổ chức, địa chỉ, mã bưu điện, tỉnh thành, điện thoại, fax, email. Thông tin người liên hệ trong công ty/tổ chức (nếu có): Họ, tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email
The applicant’s travel and subsistence expenses are charged: Chi phí chuyến đi sẽ được chi trả bởi:
- Oneself: Tự túc chi
- Inviting person: Người mời
- Inviting company: Công ty mời
- Other: Khác
Means of support: Hình thức hỗ trợ
- Means autonomous: Chi trả tự túc
- Declaration warranty: Cam kết bảo lãnh
- Official invitation: Lời mời chính thức
- Prepaid trip: Chuyến đi trả trước
- Scholarship: Học bổng
Chọn “Next” để tiếp tục khai thông tin trang kế tiếp. Hoặc “Previous” để trở lại trang trước
Bước 8: References EU, EEA or CH citizens – Thông tin công dân các khối EU, EEA hay CH
Phần này chỉ dành cho ai có người thân là công dân EU, EEA, CH. Nếu bạn thuộc trường hợp này thì bỏ qua
- Surname: Họ
- Name: Tên
- Date of birth: Ngày sinh
- Nationality: Quốc tịch
- Travel document number or ID card number: Số hộ chiếu hoặc chứng minh thư
- Family constraint with an EU, EEA or CH citizen: Mối quan hệ
- Spouse: Vợ/chồng
- Child: Con cái
- Dependent ascendent: Người phụ thuộc cao nhất
Sau khi chắc chắn đã điền đầy đủ, chính xác những thông tin bắt buộc, nhấn “Print” để in hoặc save về máy trước. Sau khi in ra nhớ ghi ngày tháng & ký tên, dán ảnh ở trang đầu tiên, in luôn cả trang có Barcode nhé.
File PDF xuất về sau khi điền thông tin online
Trang có chứa Barcode để quét thông tin
7. Quy trình thủ tục xin visa Ý mới nhất!
Kinh nghiệm cho thấy bạn nên xin visa đi Ý sớm trước ngày dự định đi của bạn khoảng 2 tháng. Các bước cần tiến hành thủ tục xin thị thực Ý như sau:
Bước 1: Xác định visa cần xin và chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết
Trước khi xin visa Ý, bạn cần xác định được mục đích chuyến đi (du lịch, công tác, thăm thân,…) và thời gian thị thực là bao lâu để chọn loại visa thích hợp cần xin. Sau đó, bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết như chúng tôi đã hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đối với người mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Đến với chúng tôi, bạn sẽ không phải lo lắng về các bước chuẩn bị hồ sơ, Papo Visa với đội ngũ giàu kinh nghiệm, tận tâm sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình, giúp bạn chuẩn bị những giấy tờ cần thiết và đầy đủ nhất để hoàn tất thủ tục xin visa.
Bước 2: Hoàn thành đơn xin thị thực trực tuyến
- Tiếp theo, bạn tiến hành điền hông tin xin thị thực Ý online như đã hướng dẫn ở trên. Sau đó in 2 bản, ký tên và đơn này sẽ mang đến buổi hẹn xin visa.
- Thanh toán phí thị thực và mang theo xác nhận thanh toán của bạn.
- Đảm bảo đầy đủ các giấy tờ cần thiết thiết trước khi nộp hồ sơ.
Chú ý:
- Đơn viết tay sẽ không được chấp nhận.
- Phí xin thị thực sẽ không được hoàn lại nếu hồ sơ bị từ chối (hoặc có một vài trường hợp liên kết hoàn trả chi phí xét duyệt hồ sơ thị thực Ý)
Bước 3: Đặt lịch hẹn xin phỏng vấn với VFS Global
Sau khi thực hiện xong những thao tác điền thông tin trên website, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn thích hợp để đến nộp hồ sơ tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ VFS Global tại đây
Vui lòng mang theo giấy xác nhận lịch hẹn khi đến nộp hồ sơ. Giấy xác nhận lịch hẹn sẽ bao gồm những thông tin cần thiết cho hồ sơ xin thị thực của quý khách.
Bước 4: Nộp hồ sơ xin thị thực, đóng lệ phí và lấy dấu vân tay
Bạn có thể nộp hồ sơ xin visa Ý tại Đại sứ quán ở Hà Nội hoặc Trung tâm tiếp nhận thị thực Italy VFS Global ở TPHCM, Hà Nội hoặc Đà Nẵng (lưu ý, trước khi nộp, cần phải đặt lịch hẹn trước).
Đại sứ quán Ý ở Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 9 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội
- Số điện thoại: 02438256256 – ext.121
- Giờ mở cửa: Thứ Hai, thứ Ba, thứ Năm, từ 9h đến 12h
Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực Italy:
- Địa chỉ tại Hà Nội: Tòa nhà Ocean Park, phòng 207, tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, quận Đống Đa.
- Địa chỉ tại Đà Nẵng: Tòa nhà ACB, Lầu 05, số 218 Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu.
- Địa chỉ tại TP.HCM: Tòa nhà Resco, Lầu 03, 94-96 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1.
- Số điện thoại: +84 28 35212002
- Email: Info.itvn@vfshelpline.com
- Thời gian nộp hồ sơ: Từ 08:30 -12:00 và từ 13:00 -15:00 (thứ 2-thứ 6), trừ ngày lễ.
Sau khi thư hẹn của bạn được xác minh, bạn sẽ được cấp mã thông báo. Vui lòng đến đúng giờ, Đại sứ quán có thể không giải quyết yêu cầu xin visa nếu bạn đến muộn hơn 10 phút.
Chú ý:
- Trước khi nộp hồ sơ bạn phải kiểm tra chắc chắn các giấy tờ và đơn xin thị thực. Tài liệu được sắp xếp theo thứ tự trong danh mục checklist hồ sơ ở trên.
- Đơn đăng ký đã hoàn tất và được ký tên.
- Trong quá trình nộp hồ sơ hộ chiếu sẽ được giữ lại, nếu bạn phải mang theo hộ chiếu vì bất kỳ lý do gì thì đơn sẽ bị hủy và bạn sẽ phải nộp lại đơn.
Nếu thủ tục đã được chuẩn bị đầy đủ, đơn xin cấp visa điền đúng thông tin, cán bộ tiếp nhận sẽ tạm giữ đơn và các tài liệu liên quan.
Bước 5: Đóng lệ phí làm visa
Sau khi nộp hồ sơ, bạn cần đóng các khoản phí sau:
- Phí visa, khi lấy sinh trắc học
- Phí dịch vụ của trung tâm tiếp nhận
- Phí dịch vụ VIP (nếu có nhu cầu)
- Phí khác như in ấn, photocopy, chụp hình thẻ, chuyển phát nhanh… (nếu có)
Bước 6: Hồ sơ xin thị thực sẽ chuyển tiếp đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán
Hồ sơ của quý khách sẽ được chuyển đến và xét duyệt bởi cơ quan Lãnh sự Áo. VFS Global không đóng bất kỳ vai trò quyết định nào trong việc duyệt cấp thị thực cho quý khách.
Cơ quan lãnh sự có thể yêu cầu quý khách cung cấp thêm thông tin, các loại giấy tờ hoặc tham dự phỏng vấn. Trong trường hợp này, quý khách sẽ được email với đầy đủ thông tin hướng dẫn.
Bước 7: Nhận lại hộ chiếu
Khi hồ sơ xin cấp thị thực của quý khách được xét duyệt xong, quý khách sẽ được thông báo qua thư điện tử, tin nhắn SMS và thông tin được cập nhật trong tài khoản cá nhân.
Đến gần ngày hẹn trả kết quả, sau khi nhận được e-mail hoặc tin nhắn xác nhận đến nhận lại hộ chiếu, bạn nộp hộ chiếu ở đâu, thì nơi đó sẽ là nơi bạn nhận lại hộ chiếu. Hoặc có thể lựa chọn nhận chuyển phát nhanh về đến nhà.
Nếu quý khách trực tiếp đến nhận lại hộ chiếu, vui lòng mang theo danh mục hồ sơ, bản gốc và bản sao chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) để xác thực.
8. Làm Visa đi Ý bao nhiêu tiền?
Mức lệ phí xin visa Ý sẽ phụ thuộc vào loại visa mà bạn muốn được cấp. Dưới đây là bảng lệ phí visa Ý chi tiết được quy định tại VFS Global:
LỆ PHÍ CÁC LOẠI VISA ĐI Ý | MỨC PHÍ (EURO) | MỨC PHÍ (VND) |
---|---|---|
Visa Schengen (người lớn) | 80 EURO | Khoảng 1,879,689 VND |
Visa Schengen (trẻ em từ 6-12 tuổi) | 40 EURO | Khoảng 939,844 VND |
Visa đi Ý dài ngày (loại D) | 99 EURO | Khoảng 2,326,115 VND |
*Lưu ý:
- Phí thị thực được liệt kê bên trên có thể thay đổi tùy theo tỉ giá được ấn định bởi Đại sứ quán Italia tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Italia tại Thành phố Hồ Chí Minh theo từng thời điểm.
- Mức chi phí này đã bao gồm VAT phí dịch vụ và phí xin thị thực
- Chưa bao gồm phí dịch vụ Ý VFS: 245,000 VND
- Phí dịch vụ chuyển phát nhanh được ấn định 80,000 VND
- Tất cả các chi phí cần phải được thanh toán bằng tiền Việt Nam đồng dưới dạng tiền mặt hoặc qua thẻ tín dụng/debit tại quầy nộp hồ sơ xin visa Ý. Trong trường hợp thị thực bị từ chối, tất cả các chi phí đã thanh toán sẽ không được hoàn trả.
9. Thời gian xét duyệt Visa Ý mất bao lâu?
Thông thường, hồ sơ xin visa đi Ý được xử lí trong 15 ngày. Tùy từng trường hợp cụ thể mà thời gian có thể kéo dài tới 20, 30 ngày. Vì vậy, bạn nên làm hồ sơ trước ngày đi ít nhất một tháng. Như vậy bạn sẽ có thời gian chuẩn bị chu đáo hơn các giấy tờ bổ sung nếu cần thiết.
Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ làm visa được đông đảo khách hàng tìm đến nhờ thời gian xét duyệt visa nhanh chóng, công tác chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Do vậy, khách hàng sẽ không mất quá nhiều thời gian để bổ sung thủ tục, hồ sơ, đồng thời làm tăng tỷ lệ đậu visa. Papo Visa rất hân hạnh khi đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình hoàn thiện thủ tục xin Visa Ý nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhất.
10. Kinh nghiệm khi làm hồ sơ xin Visa Ý mới nhất
Trước khi nộp hồ sơ xin thị thực Ý bạn cần ghi nhớ và đọc kỹ những lưu ý quan trọng như sau để tăng tỉ lệ đậu hồ sơ:
Địa điểm nộp hồ sơ
Bạn bắt buộc phải nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa đi Ý tại Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh nếu đang thường trú tại 22 tỉnh, thành phố trong danh sách sau: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
Nếu trường hợp bạn ở Hà Nội, có thể nộp hồ sơ xin visa Ý tại Đại sứ quán ở Hà Nội. Hoặc các trung tâm VFS tại các thành phố.
Các đối tượng còn lại có thể nộp đơn xin visa tại Đại sứ Quán Italia tại Hà Nội hoặc tại Phòng Lãnh sự Danh dự Italia tại TPHCM để hoàn thiện các yêu cầu về hồ sơ.
Thời gian cấp visa
Bạn cũng cần lưu ý về thời gian cấp visa Ý nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra. Thông thường, đơn xin cấp visa phải được nộp trước 15 ngày làm việc kể từ ngày khởi hành chuyến đi và không được nộp hồ sơ trước thời gian 3 tháng kể từ ngày dự định khởi hành chuyến đi. Do vậy, thời điểm thích hợp để bạn hoàn thiện thủ tục và nộp visa Ý là trước thời gian đi dự kiến khoảng 2 tháng.
Chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ, câu hỏi phỏng vấn
Thêm nữa, bạn lưu ý rằng các loại giấy tờ trong hồ sơ nên là Tiếng Anh hoặc Tiếng Ý, nếu không, bạn cần dịch thuật về 2 ngôn ngữ này.
Bạn cũng nên chuẩn bị những câu hỏi khi đi xin visa để tránh trường hợp lúng túng. Nếu bạn trả lời lưu loát, đúng mục đích câu hỏi, tỉ lệ đậu visa của bạn cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, khi chuẩn bị thủ tục xin visa, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi nộp như thông tin về năng lực, tài chính, nhân thân. Nếu sai sót chỉ một chi tiết nhỏ cũng làm giảm khả năng đậu hồ sơ và sẽ bị loại ngay lập tức.
Hãy liên hệ ngay với Papovisa để tối ưu tỉ lệ đậu qua các hình thức luyện phỏng vấn và làm hồ sơ chuẩn trước khi nộp.
11. Nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị trượt Visa Ý
Thủ tục, hồ sơ xin visa Ý thường sẽ không gặp quá nhiều khó khăn, tỉ lệ trượt hồ sơ tương đối thấp. Tuy nhiên. nếu chẳng may bạn bị trượt visa Ý, có thể là do những nguyên nhân thường gặp dưới đây:
TRƯỜNG HỢP 1: NỘP HỒ SƠ CHẬM TRỄ HOẶC THIẾU HỒ SƠ KHI LÀM THỦ TỤC XIN VISA Ý
Khi xin visa Ý, để được duyệt nhanh chóng và đậu hồ sơ, cần đảm bảo những điều kiện quan trọng như thời gian đăng ký nộp hồ sơ, thủ tục đáp ứng đúng tiêu chuẩn và điều kiện ngoại ngữ. Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhưng bạn lại quá chủ quan trong việc nộp hồ sơ, dẫn đến trình trạng chậm trễ, khiến hồ sơ của bạn dù đạt tiêu chuẩn những cũng sẽ bị loại.
Không những vậy, nếu bạn chưa có kinh nghiệm xin visa, sẽ rất dễ gặp phải tình trạng hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ.
Do đó, giải pháp dành cho bạn là hãy tìm tới những công ty cung cấp dịch vụ xin Visa uy tín như Papo Visa. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn, với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ nhanh nhất và đầy đủ nhất, từ đó rút ngắn thời gian xin visa thị thực Ý.
TRƯỜNG HỢP 2: LỊCH SỬ DU LỊCH KHÔNG TỐT
Đây là trường hợp mà hầu như khách hàng gặp nhiều nhất. Không chỉ xin visa Ý mà thường gặp khó khăn tương tự trong việc xin visa Úc, Đức… Điều này cũng có thể khắc phục bằng cách:
Bạn hãy bắt đầu đi một vài quốc gia phát triển khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Mỹ… để tăng cơ hội đậu visa du lịch Ý.
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI BIẾT LÝ DO BỊ TRƯỢT VISA Ý?
Hầu như, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin lý do trượt visa du lịch Ý, bằng cách xem thông tin nguyên nhân được trả về thông qua email được gửi bởi nhân viên lãnh sự.
Từ đó, bạn xác định xem mình có thể tìm cách tốt nhất để cải thiện hồ sơ hay không. Hoặc hãy liên hệ ngay với Papo Visa để khắc phục ngay tình trạng này.
12. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Visa Ý
Visa Ý có hiệu lực trong bao lâu?
Khi đương đơn có nhu cầu xin visa Ý ở các danh mục như: thăm thân, công tác, du lịch thời hạn lưu trú được cấp có thể lên đến 90 ngày và có thể cấp lại ở mỗi chu kỳ 180 ngày kể từ khi được cấp thành công.
Có phải thư mời thăm thân Ý tương tự như nhau và làm tăng tỉ lệ đậu visa Ý không?
Thư mời thăm thân có rất nhiều mẫu, dạng khác nhau, tuỳ vào mối quan hệ giữa đương đơn và người mời. Cùng nội dung ghi trong mẫu thư mời quyết định khá nhiều về sức mạnh của lá thư tới viên chức Lãnh Sự. Nếu được giúp bạn tư vấn mẫu thư mời, Papovisa rất hân hạnh ạ.
Hồ sơ sức khoẻ khi xin visa Ý mới nhất cần lưu ý gì?
Hồ sơ khám sức khoẻ sẽ cần đảm bảo các tiêu chí về nơi được chỉ định khám tổng quát cho đương đơn. Ngoài ra trong hồ sơ bạn cần thể hiện rõ các yếu tố đã tiêm ngừa vaccine covid-19 và số mũi trong hồ sơ.
Những thông tin mới nhất về xin visa Ý!
– Khi bạn có nhu cầu di chuyển đến Italia, về phía Ý đã hủy bỏ yêu cầu phải có chứng chỉ Green Pass để nhập cảnh vào Italia: Từ ngày 1 tháng 6 năm 2002, không cần thiết phải có Green Pass- EU Digital Covid 19 Certificate hoặc chứng nhận tương đương khác để nhập cảnh vào Italia.
– Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Italia tại Đà Nẵng sẽ mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 12/05/2022 vào mỗi Thứ 3 và Thứ 5 hàng tuần. Nên bạn cần đặt lịch hẹn trước khi tới.
Sắc lệnh của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 28 tháng 4 năm 2022 loại bỏ nghĩa vụ điền vào “biểu mẫu tờ khai điện tử dPLF” cho mục đích nhập cảnh vào Ý.
– Ngoài ra yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế:
Các đương đơn nộp hồ sơ xin thị thực Schengen của Italia tại Việt Nam. Sẽ được yêu cầu nộp / chứng minh giấy tờ bảo hiểm du lịch quốc tế bao gồm cả các khoản chi trả cho COVID-19. Việc nộp bảo hiểm không chi trả cho COVID-19 rất có thể dẫn tới việc bị từ chối đơn xin visa Ý.